Trẻ chảy máu mũi, coi chừng u xơ vòm

Bé trai 13 tuổi, quê Tây Ninh, chảy máu mũi trái nhiều lần, mỗi lần trên 30 phút, khó cầm máu, bác sĩ phát hiện khối u xơ vòm.

Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, ngày 22/12, cho biết sau một tuần can thiệp tắc mạch để chặn đường mạch máu nuôi khối u, bệnh nhi được phẫu thuật nội soi. Ê kíp mổ khoảng 5 giờ, bóc trọn khối u dài khoảng 12 cm, giúp bệnh nhân hết chảy máu mũi.

"U xơ vòm lành tính nhưng bản chất giống khối u ung thư, với chân bám như càng cua. Nếu mổ không lấy trọn các chân bám thì từ gốc này sẽ hình thành những khối u mới", bác sĩ Như nói.

Bệnh hay gặp ở nam giới tuổi dậy thì, hiện chưa rõ nguyên nhân, có thể liên quan nội tiết tố.

Khối u này chứa nhiều mạch máu nên khi chảy máu rất khó cầm. Trước đây các bác sĩ phải mổ mở với nguy cơ biến chứng cao. Nếu không chuẩn bị kỹ, bệnh nhi có thể gặp nguy hiểm do chảy máu ồ ạt. Sau mổ bệnh nhi phải nằm viện dài ngày, tỷ lệ tái phát u khoảng 24%.

Hơn một năm nay, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 triển khai mổ nội soi, bệnh nhân ít mất máu, giảm nguy cơ biến chứng, giảm thời gian nằm viện, khối u gần như không tái phát. Trước phẫu thuật vài ngày, bác sĩ sẽ can thiệp tắc mạch máu nuôi khối u để hạn chế nguy cơ chảy máu trong mổ.

Bé trai hết chảy máu mũi sau phẫu thuật. Ảnh: Khanh Trương.

Bé trai hết chảy máu mũi sau phẫu thuật. 

Một số triệu chứng của u xơ vòm mũi họng là nghẹt mũi, chảy máu mũi, nói giọng mũi, ù tai, điếc tai, nhức đầu... Khối u chèn ép dây thần kinh thị giác có thể gây suy giảm thị lực. U ăn mòn vào khoang sọ có thể gây nhìn đôi.

Theo bác sĩ Như, chảy máu mũi thường chia ba mức độ. Nếu dưới 5 phút, máu tự cầm thì chưa cần lo lắng. Khi máu chảy 5-15 phút mới cầm được, phụ huynh nên cảnh giác. Nếu khoảng 15-30 phút trở lên là mức độ nặng, cần cảnh giác.

"Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ chảy máu thường cho nằm, khiến máu chảy nhiều, chảy ngược vào trong, không đánh giá được lượng máu mất vì trẻ nuốt vào bụng", bác sĩ Như nói. Đây là sai lầm cần tránh.

Nên để trẻ ngồi, dùng tay đè cánh mũi, hơi nghiêng đầu về phía trước, giúp giảm áp lực ở mũi để hạn chế chảy máu. Việc ngồi cũng giúp đánh giá lượng máu chảy nhiều hay ít. Thông thường sau khoảng 5 phút máu sẽ tự cầm.

Note: HTML is not translated!
    Bad           Good

Tin tức liên quan

  • Tụt lợi gây hậu quả gì?

    Tụt lợi gây hậu quả gì?

    Bé trai 13 tuổi, quê Tây Ninh, chảy máu mũi trái nhiều lần, mỗi lần trên 30 phút, khó cầm máu, bác sĩ phát hiện khối u xơ vòm.

  • Bài thuốc từ gừng giảm ho cúm

    Bài thuốc từ gừng giảm ho cúm

    Bé trai 13 tuổi, quê Tây Ninh, chảy máu mũi trái nhiều lần, mỗi lần trên 30 phút, khó cầm máu, bác sĩ phát hiện khối u xơ vòm.

Công Ty TNHH Đông Dược Xuân Quang

- Giấy phép kinh doanh số 1600739468, sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh An Giang cấp lần 6 ngày 06 tháng 12 năm 2022.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược số: 35/ĐKKDD- BYT do Bộ Y Tế cấp ngày 29/12/2017

- Chính Sách Và Quy Định Chung
Bản quyền của Công Ty TNHH Đông Dược Xuân Quang © 2024